Khi một thai phụ được xác nhận có bệnh tiểu đường thai kỳ có nghĩa là người phụ nữ đó không bị bệnh tiểu đường trước khi mang thai mà bệnh được phát hiện lần đầu tiên trong giai đoạn đang mang thai. Một số phụ nữ bị bệnh tiểu đường thai kỳ nhiều lần. Tiểu đường thai kỳ thường xuất hiện vào giữa thai kỳ. Các bác sĩ thường kiểm tra bệnh tiểu đường cho thai phụ vào giữa tuần 24-28 của thai kỳ.
Thông thường, tiểu đường thai kỳ có thể kiểm soát được thông qua chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên. Đôi khi thai phụ nữ mắc chứng tiểu đường thai kỳ phải dùng hóc môn tuyến tụy để trị bệnh.
Những vấn đề của tiểu đường thai kỳ
Không kiểm soát tốt lượng đường trong máu của người phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ có thể dẫn đến các vấn đề cho người mẹ và cả thai nhi:
Em bé quá lớn
Không kiểm soát tốt bệnh tiểu đường có thể khiến cho lượng đường trong máu của em bé cao. Các em bé được “cho ăn quá nhiều” và phát triển quá lớn. Bên cạnh việc gây ra những khó chịu cho người mẹ trong những tháng cuối thai kỳ, một em bé quá lớn có thể dẫn đến nhiều vấn đề cho cả người mẹ và em bé khi sinh. Người mẹ cần phải sinh mổ để đưa em bé ra ngoài. Em bé được sinh ra có thể bị tổn thương thần kinh do áp lực khi sinh.
C-Section (sinh mổ)
Sinh mổ là một cuộc phẫu thuật để đưa em bé ra khỏi bụng mẹ. Thai phụ nữ bị tiểu đường sẽ có nguy cơ phải sinh mổ cao hơn nếu không kiểm soát tốt bệnh tình của mình. Người mẹ sẽ mất nhiều thời gian để phục hồi sức khỏe hơn nếu sinh mổ.
Huyết áp cao (tiền sản giật)
Khi người phụ nữ mang thai có huyết áp cao, có lượng protein trong nước tiểu cao và thường xuyên bị phù nề ngón chân và ngón tay, họ có thể bị tiền sản giật. Đây là một vấn đề nghiêm trọng cần đến sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ. Huyết áp cao có thể gây hại cho cả người mẹ và thai nhi. Huyết áp cao có thể dẫn đến sinh non và cũng có thể gây co giật hoặc đột quỵ (cục máu đông hoặc chảy máu não có thể dẫn đến tổn thương não) ở phụ nữ khi chuyển dạ và sinh nở. Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường bị huyết áp cao thường xuyên hơn phụ nữ không mắc bệnh tiểu đường.
Đường huyết thấp (chứng hạ đường huyết)
Những người bị tiểu đường phải sử dụng insulin hoặc thuốc điều trị tiểu đường khác để có thể tăng lượng đường trong máu khi nó hạ quá thấp. Hạ đường huyết có thể trở nên rất nghiêm trọng và thậm chí gây tử vong nếu không được điều trị nhanh chóng. Hạ đường huyết có thể tránh được nếu người phụ nữ theo dõi lượng đường trong máu chặt chẽ và điều trị hạ đường huyết sớm.
Nếu một người phụ nữ bị tiểu đường mà không kiểm soát tốt trong thai kỳ, thì em bé có thể rất nhanh chóng bị hạ đường huyết sau khi sinh. Lượng đường huyết của em bé phải được theo dõi trong vài giờ sau khi sinh.
5 lời khuyên giành cho phụ nữ bị tiểu đường
1. Ăn thực phẩm lành mạnh
Ăn các thực phẩm lành mạnh dành cho bệnh nhân tiểu đường. Một chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp bạn có một kế hoạch ăn uống lành mạnh. Chuyên gia dinh dưỡng cũng giúp bạn học cách kiểm soát lượng đường trong máu trong thai kỳ.
2. Tập thể dục thường xuyên
Tập thể dục là một cách để kiểm soát lượng đường trong máu. Nó giúp cân bằng lượng thức ăn. Để bác sĩ kiểm tra sức khỏe của bạn trước khi tập thể dục. Thông thường, bạn có thể tập thể dục thường xuyên trong và sau khi mang thai. Tập thể dục mỗi ngày 30 phút và ít nhất 5 ngày mỗi tuần. Bạn có thể đi bộ nhanh, bơi lội hoặc chơi với trẻ em.
3. Thường xuyên theo dõi đường huyết
Việc mang thai sẽ làm cho cơ thể bạn cần năng lượng để chuyển đổi, lượng đường trong máu có thể thay đổi rất nhanh. Hãy kiểm tra đường huyết thường xuyên, theo chỉ dẫn của bác sĩ.
4. Sử dụng insulin nếu thấy cần thiết
Đôi khi một người phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ phải sử dụng hóc môn tuyến tụy. Nếu bác sĩ của bạn yêu cầu sử dụng hóc môn tuyến tụy thì hãy dùng nó theo hướng dẫn để kiểm soát lượng đường trong máu.
5. Xét nghiệm bệnh tiểu đường sau khi mang thai
Xét nghiệm bệnh tiểu đường sau 6-12 tuần sinh em bé, và sau đó định kỳ 1-3 năm.
Đối với hầu hết phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ, bệnh tiểu đường hết ngay sau khi sinh con. Nếu bệnh tiểu đường của bạn vẫn chưa khỏi, bệnh tiểu đường này gọi là tiểu đường loại 2. Ngay cả khi hết bệnh tiểu đường sau khi sinh, một nửa số phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ sau này sẽ phát triển thành tiểu đường loại 2. Sau thai kỳ, những phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ cần phải tập luyện thể dục và cần có một chế độ ăn uống lành mạnh để ngăn ngừa và trì hoãn sự phát tác thành tiểu đường loại 2. Người mẹ cũng gặp bác sĩ để kiểm tra lượng đường huyết mỗi 1-3 năm.
imom.vn Dịch và hiệu chỉnh từ Centers for Disease Control and Prevention, USA