Các nhà nghiên cứu của bệnh viện Brigham đã thực hiện thử nghiệm trên 21 người khỏe mạnh. Mọi sinh hoạt trong suốt 3 tuần của họ đều diễn ra trong phòng thử nghiệm. Mỗi ngày, họ chỉ ngủ 6 tiếng và thường là sẽ đi ngủ rất muộn.
Sau 3 tuần đó, kết quả xét nghiệm máu cho thấy khả năng điều chỉnh nồng độ đường trong máu của những người này trở nên suy yếu và đó chính là nguyên nhân dễ dẫn đến bệnh tiểu đường.
Các nhà nghiên cứu đã tiến hành xét nghiệm máu để đo nồng độ của các loại hoóc-môn bao gồm cả cortisol, insulin (liên quan đến sự căng thẳng đồng thời là loại hoóc-môn quan trọng qui định lượng đường trong máu) và leptin và ghrelin (liên quan đến chứng thèm ăn)
Thiếu ngủ là nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường
Các xét nghiệm cho thấy, giấc ngủ không đúng giờ làm giảm 32% số lượng insulin cơ thể tiết ra. Giảm nồng độ insulin chính là lời giải thích cho việc giấc ngủ bị gián đoạn hay thiếu ngủ có thể dẫn đến bệnh tiểu đường. Ngoài ra, việc mất cân bằng hoóc-môn insulin là nguyên nhân khiến gluco trong máu tăng cao.
Trên tờ tạp chí Science Translational Medicine số ra ngày 11/4 có viết: “Nồng độ glucose trong máu ở một số người đã cao hơn bình thường và đang ở mức sắp sửa bị bệnh đái tháo đường”.
Qui định ngặt nghèo về lượng đường trong máu cũng liên quan đến trọng lượng dư thừa của cơ thể. Nếu thiếu ngủ cũng làm tăng hormone ghrelin gây cảm giác thèm ăn, đó cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ béo phì cũng như tiểu đường