Bác sĩ Niranjan Naik, Viện nghiên cứu tưởng niệm Fortis (Ấn Độ) cho biết đến nay chưa có bằng chứng mạnh mẽ nào chỉ ra rằng đường trực tiếp làm tăng nguy cơ ung thư, nhưng vẫn có mối liên hệ gián tiếp. Ăn đường không nhất thiết dẫn đến ung thư.
Các chuyên gia, bao gồm Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ và Viện Ung thư Quốc gia, không nghĩ rằng đường có thể gây ung thư. Họ cho rằng thủ phạm thực sự là béo phì.
Thừa cân hoặc béo phì làm tăng nguy cơ mắc ung thư và và các bệnh liên quan đến lối sống khác. Béo phì được coi là yếu tố nguy cơ phát triển ung thư vú, đại tràng, thực quản tuyến tụy, thận, gan, dạ dày, túi mật, buồng trứng, tử cung, tuyến giáp…
Các tế bào mỡ giải phóng các protein gây viêm gọi là adipokine. Chúng có thể làm hỏng DNA và cuối cùng gây ra khối u. Bạn càng có nhiều tế bào mỡ, bạn càng có nhiều protein này.
Thừa cân hoặc béo phì khiến bạn có nguy cơ mắc ít nhất 13 loại ung thư bao gồm ung thư vú, gan và đại trực tràng. Trên thực tế, béo phì là nguyên nhân gây ung thư lớn nhất có thể phòng ngừa (sau hút thuốc).
Một số bệnh ung thư có thể bắt đầu do nồng độ insulin cao, hormone kiểm soát lượng đường trong máu. Nồng độ insulin phụ thuộc vào lượng đường trong máu.
Tế bào mỡ cũng làm tăng lượng nội tiết tố nữ, estrogen. Sau khi mãn kinh, hormone này được tạo ra bởi các tế bào mỡ có thể khiến các tế bào phân chia nhanh hơn ở vú và tử cung, do đó làm tăng nguy cơ ung thư.
Theo các chuyên gia, đường không trực tiếp gây ung thư, nhưng nên ăn ít đường. Nghiên cứu thấy bạn nên hạn chế tối đa 6 muỗng cà phê đường mỗi ngày cho phụ nữ và 9 muỗng cà phê cho nam giới.
Bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư bằng cách lựa chọn lối sống lành mạnh. Tập thể dục thường xuyên, giảm lượng đường bổ sung trong chế độ ăn uống của bạn và duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh.