Ở vào giai đoạn cuối của bệnh tiểu đường, người bệnh bắt đầu xuất hiện những biến chứng nghiêm trọng. Do những biểu hiện bệnh đã khá rõ ràng và dễ nhận biết nên người bệnh cần khắc phục, tránh bệnh tiến triển nặng hơn.
biểu hiện của bệnh tiểu đường giai đoạn cuối:
-
Cao huyết áp
Cao huyết áp là biểu hiện của nhiều bệnh lí khác nhau, trong đó có biến chứng tiểu đường giai đoạn cuối. Cao huyết áp xuất hiện ở 50% người mắc bệnh tiểu đường. Cụ thể huyết áp của bệnh nhân tiểu đường type 1 có thể lên tới 140/90 mmHg hay 150/100 mmhg so với tiểu đường type 2.
-
Dấu hiệu suy tim
Nguyên nhân là do nồng độ đường trong máu cao gây tổn thương thành mạch, tích lũy hạ cholesterol, canxi và chất thải chuyển hóa tại vị trí này tạo nên mảng xơ vữa. Đây là nguyên nhân chính gây trở ngại cho việc vận chuyển máu từ tim đi nuôi cơ thể và đưa máu nghèo oxy về tim. Tim phải nỗ lực bơm máu nhiều hơn, lâu dài dẫn tới suy giảm khả năng hoạt động.
Một số biểu hiện của triệu chứng suy tim do bệnh tiểu đường giai đoạn cuối là: Khó thở, phù nề chân tay, mệt mỏi cả khi nghỉ ngơi, ho khan hoặc ho khạc ra đờm hồng, đau tức ngực lan ra cánh tay, vai, cổ;… có thể có cơn nhồi máu cơ tim và nguy cơ tai biến mạch máu não cao…
-
Dấu hiệu của suy thận
Đường máu tăng cao phá hủy dây thần kinh và mạch máu làm chức năng lọc của thận, kết hợp với nhiễm khuẩn trong đường tiết niệu, thận lọc máu quá nhiều để đào thải đường có thể dẫn đến viêm thận, suy thận.
Dấu hiệu nhận biết tình trạng này bao gồm: Mệt mỏi, đi tiểu nhiều lần, tiểu đục, nước tiểu có mùi hôi hoặc có máu, chán ăn, ngứa ran, buồn nôn, sốt, ớn lạnh, đau lưng, liệt dương ở nam, viêm âm đạo và giảm ham muốn tình dục ở nữ giới…
-
Giảm thị lực do biến chứng trên mắt
Khi nồng độ glucose trong máu quá cao và trong thời gian dài, sẽ làm tổn thương dây thần kinh thị giác, gây ra các bệnh về võng mạc. Đây là nguyên nhân suy giảm thị lực nghiêm trọng ở người bệnh tiểu đường giai đoạn cuối. Thậm chí họ có thể bị mù lòa vĩnh viễn nếu không ngăn ngừa tiến triển từ sớm.
-
Vết thương lâu lành
- Vết thương lâu lành là tình trạng mà nhiều người bệnh tiểu đường gặp phải, bệnh đã tiến đến giai đoạn mãn tính, giai đoạn cuối của bệnh.
- Tình trạng này xảy ra do bệnh tiểu đường là tình trạng viêm đa dây thần kinh khiến cảm giác chân tay bị tê bì, mất cảm giác. Bởi vậy, người bệnh có những vết thương nhỏ ở chi mà không phát hiện ra.
- Thứ hai, nồng độ đường trong máu cao tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ. Trong khi đó, xơ vữa động mạch chi do bệnh tiểu đường làm giảm lưu lượng máu đến các vị trí này, đồng nghĩa với việc lượng bạch cầu chống lại vi khuẩn cũng giảm.
- Những yếu tố này gây ra vết thương lâu lành, nhiễm trùng, lở loét… Trong trường hợp xấu nhất, người bệnh phải cắt cụt chi do hoại tử, thậm chí là tử vong vì nhiễm trùng.
Tuy rằng các triệu chứng của bệnh tiểu đường giai đoạn cuối khá rõ rệt và nặng nề, nhưng bệnh hoàn toàn có thể cải thiện theo chiều hướng tốt nếu điều trị sớm và đúng phương pháp.