Bệnh tiểu đường týp 1 là do thiếu insulin. Do tuỵ sản xuất không đủ insulin (thiếu insulin tương đối hay tuyệt đối so với nhu cầu của cơ thể) hoặc do tế bào không sử dụng được insulin, làm tăng đường huyết và tiểu đường.
Thường bị ảnh hưởng nhất là tế bào cơ và mô mỡ, kết quả của quá trình này được gọi là ‘kháng insulin’. Kháng insulin là vấn đề chính trong bệnh tiểu đường týp 2. Glucose là loại đường đơn có trong thức ăn. Glucose là chất dinh dưỡng chính cung cấp năng lượng cho các tế bào trong cơ thể hoạt động. Sau khi ăn, thức ăn được tiêu hoá ở dạ dày và ruột.
Sau khi ăn vào, glucose trong thức ăn sẽ được những tế bào niêm mạc ruột hấp thu, sau đó nó được vận chuyển trong máu đi đến các tế bào của cơ thể. Tuy nhiên glucose không thể vào trong tế bào một mình được, mà nó phải nhờ đến insulin để đưa vào trong tế bào. Nếu không có insulin, tế bào không sử dụng được năng lượng từ glucose, và như vậy làm cho nồng độ glucose trong máu tăng và làm cho glucose bị thải nhiều qua nước tiểu.
Insulin là một nội tiết tố được tế bào đặc biệt của tuyến tuỵ bài tiết ra. Nó có tác dụng giúp đưa glucose vào trong tế bào, cũng như insulin giữ vai trò quan trọng trong việc điều hòa glucose máu. Tuỵ là một cơ quan nằm sâu trong bụng, phía sau dạ dày.
Sau khi ăn, glucose trong máu tăng lên. Ðể đáp ứng với sự tăng này, tuỵ sẽ bài tiết ra insulin giúp đưa glucose vào trong tế bào và như thế sẽ làm mức đường trong máu trở về bình thường. Khi glucose trong máu thấp, tuỵ sẽ ngưng bài tiết insulin.
Ở người bình thường, với hệ thống điều hoà như vậy giúp kiểm soát được mức đường trong máu. Còn ở bệnh nhân bị tiểu đường, chất insulin bị thiếu hụt (tiểu đường týp 1) hoặc bài tiết không đủ cho nhu cầu của cơ thể tiểu đường týp 2). Cả hai nguyên nhân này đều làm tăng lượng đường trong máu.
Đơn vị kiểm duyệt: Trung tâm Truyền thông Giáo dục Sức khỏe Trung ương – Bộ Y tế (T5g.org.vn)
Theo Suckhoedoisong.vn