NGƯỜI CAO HUYẾT ÁP ĂN GÌ, TRÁNH GÌ?

Một thực đơn với thịt nạc, dầu thực vật và nhiều rau xanh, củ, quả, đậu, hạt luôn đem lại sự an toàn cho người cao huyết áp.

Huyết áp là sự kết hợp của 2 yếu tố: áp lực do tim co bóp để đẩy máu vào hệ động mạch và lực đàn hồi của động mạch. Khi tim co bóp, áp lực máu trong động mạch lớn nhất, ta có huyết áp tối đa hay huyết áp tâm thu. Khi tim nghỉ, áp lực máu trong động mạch nhỏ nhất, do động mạch trở lại như trước, ta có huyết áp tối thiểu hay huyết áp tâm trương.

Cao huyết áp có thể gây ra các biến chứng ở não (xuất huyết não, nhũn não, nhức đầu, mau quên…), ở tim (to tim, suy tim, nhồi máu cơ tim, rối loạn nhịp tim…), ở thận (suy thận, phù thận…), ở động mạch (hẹp hoặc tắc động mạch chi, động mạch cổ, động mạch đáy mắt gây mù…), làm suy giảm hoạt động tình dục…

Triệu chứng của cao huyết áp thường gặp là: đau đầu, váng đầu, chóng mặt, hoa mắt, mờ mắt, mất ngủ, ù tai, hồi hộp, tay chân có cảm giác tê dại, trí nhớ giảm, mệt mỏi, dễ cáu gắt…

cao huyết áp là nguyên nhân gây tử vong cao nhất trong các bệnh tim mạch, đứng hàng thứ hai sau bệnh ung thư. Do việc phát hiện và kiểm soát loại bệnh này còn rất hạn chế nên người ta gọi nó là “kẻ giết người thầm lặng”. Người bị bệnh cao huyết áp (đã được thầy thuốc chẩn đoán kỹ và xác định có bệnh) cần tuân thủ chế độ điều trị nghiêm ngặt, theo dõi thường xuyên và thực hiện một chế độ sinh hoạt, ăn uống thích hợp.

1- Chế độ sinh hoạt: Nên tránh căng thẳng, giảm cường độ công việc, sắp xếp công việc thuận tiện, nhẹ nhàng để luôn có tâm trạng thoải mái. Tránh những xúc động mạnh như: lo lắng, buồn phiền, giận dữ, kinh sợ. Tránh gió lạnh đột ngột; làm việc, nghỉ ngơi điều độ, lành mạnh. Bỏ hút thuốc lá, hạn chế bia rượu.

Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao, dưỡng sinh vừa sức (đi bộ, bơi lội, đi xe đạp, thái cực quyền, yoga…), tập thở chậm và sâu, xoa bóp tay chân…

 

Hình ảnh Người cao huyết áp ăn gì, tránh gì?

 

2- Chế độ ăn uống: Nếu bạn bị cao huyết áp, mỗi ngày chỉ nên sử dụng những loại thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng như sau:

Chất đạm 60-70 g, chất béo (nên dùng dầu thực vật như dầu đậu nành, đậu phộng, mè, ô liu, hướng dương…) 25-30 g, chất bột đường 300-320 g, muối ăn (kể cả bột ngọt, bột nêm, nước tương, nước mắm…) không quá 6 g, chất xơ từ rau, củ, quả 30-40 g (300-500 g rau).

Một thực đơn với thịt nạc (tốt nhất là cá), dầu thực vật và nhiều rau xanh, củ, quả, đậu, hạt luôn đem lại sự an toàn cho người cao huyết áp.

Nên tránh hoặc hạn chế các thức ăn giàu cholesterol, quá ngọt, quá béo, quá mặn.

Tốt nhất là nên loại bỏ thức ăn chế biến từ nội tạng động vật, mỡ động vật, các loại thịt gia súc, gia cầm đóng hộp, các loại giăm bông, thịt nguội, da của gia súc, gia cầm, các sản phẩm làm từ sữa béo, sô-cô-la, khoai tây chiên, hạn chế một số thủy hải sản (tôm đồng, tôm biển, cua biển, mực…)… Nói chung, mỗi ngày không nên dùng hơn 250 mg cholesterol trong các loại thực phẩm.

Trường hợp người bệnh cao huyết áp có biến chứng suy tim, suy chức năng thận, tai biến mạch máu não, cần phải tuân thủ chế độ kiêng muối (1-4 g/ngày), có sự theo dõi chặt của thầy thuốc.

Ngoài ra, một số thức uống có tính kích thích như: cà phê, rượu, bia có thể làm Tăng huyết áp. Không uống cà phê vào buổi chiều tối, dễ bị mất ngủ. Rượu bia nên hạn chế theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

Các loại thức uống từ trà dù rất có ích nhưng khi uống nhiều và uống vào buổi chiều tối cũng gây mất ngủ, tạo điều kiện cho huyết áp tăng cao.

Một số thức ăn có nguyên liệu là cam thảo, nhân sâm, huỳnh kỳ, nhục quế, đại hồi, đinh hương… cũng không có lợi cho người bệnh cao huyết áp.

Phân loại huyết áp

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ở người lớn, nếu chỉ số huyết áp từ 140/90 mmHg đến 159/95 mmHg được coi là tăng huyết áp giới hạn; chỉ số huyết áp trên 160/95 mmHg là cao huyết áp chính thức. Các nhà chuyên môn còn phân loại nặng nhẹ tùy theo cấp độ như:

– Chỉ số huyết áp từ 140/90 mmHg đến 159/95 mmHg là cao huyết áp độ 1 (nhẹ).

– Chỉ số huyết áp từ 160/95 mmHg đến 179/100 mmHg là cao huyết áp độ 2 (trung bình).

– Chỉ số huyết áp từ 180/100 mmHg trở lên là cao huyết áp độ 3 (nặng).

 

Cholesterol rất cần thiết cho hoạt động của não, hệ miễn dịch, đảm bảo chức năng sống còn và duy trì nòi giống. Cholesterol chỉ trở nên nguy hiểm đối với sức khỏe con người khi thiếu hụt hoặc dư thừa. Cholesterol trong cơ thể đến từ 2 nguồn: có 20% được hấp thu trực tiếp từ thức ăn, 80% còn lại do cơ thể tự tổng hợp.

Việc áp dụng chế độ ăn uống khoa học chỉ có thể giải quyết 20% những mối lo về CholesterolMỡ máu ,  80% nội sinh còn lại cần phải được kiểm soát bằng những hoạt động:

  • Tập thể dục thể thao điều đặn, xây dựng cho mình lối sống khoa học
  • Bỏ qua thói quen có hại như hút thuốc lá, thức khuya,…
  • Đặc biệt có thể sử dụng hoạt chất sinh học thiên nhiên  như GDL-5

Faz với GDL – 5 thiên nhiên giúp tăng hoạt hóa Receptor tế bào, điều hòa Mỡ máu từ gốc. Hỗ trợ kiểm soát Tăng huyết áp và các bệnh Tim mạch.

Lương y Đinh Công Bảy

Theo NLĐ

Sản Phẩm Liên Quan