link thực phẩm cho người tiểu đường uy tín đã được khảng định trong nhiều năm:
https://shopee.vn/thucphamankieng.official
Béo phì xảy ra khi cơ thể tích tụ quá nhiều mỡ, dễ gây ra nhiều bệnh như: đột quỵ, tiểu đường tuýp 2, viêm xương khớp, ung thư (nội mạc tử cung, vú, ruột kết)… Rõ ràng, béo phì trực tiếp tác động đến bệnh tiểu đường tuýp 2 thế nhưng mối liên hệ giữa béo phì và tiểu đường có thể bạn chưa biết. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ thông tin chi tiết hơn về vấn đề này!
Mô mỡ trong cơ thể giúp giải phóng, phản ứng với các hormone gây ra bệnh chuyển hóa, đặc biệt bệnh tiểu đường. Có hơn 90% người bệnh tiểu đường ảnh hưởng sức khỏe do thừa cân, béo phì. (1)
Mối liên hệ giữa béo phì và tiểu đường
Béo phì tác động đến các hệ cơ quan trong cơ thể, làm tăng tỷ lệ bệnh tim mạch, thận, viêm khớp, ngưng thở khi ngủ,… Đặc biệt, béo phì và bệnh tiểu đường tuýp 2 có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Việc duy trì cân nặng vừa phải, thay đổi lối sống lành mạnh sẽ giúp ngăn biến chứng hoặc ngừa bệnh tiểu đường. (2)
Thừa cân, béo phì xảy ra khi cơ thể có quá nhiều mỡ trong cơ thể, có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 30 trở lên gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tăng nguy cơ bệnh tiểu đường tuýp 2. (3)
Bệnh tiểu đường tuýp 2 do tuyến tụy không sản xuất đủ insulin hoặc cơ thể sử dụng insulin không hiệu quả. Điều này khiến lượng đường trong máu không được vận chuyển đi nuôi tế bào, dẫn đến tồn đọng lâu ngày khiến tăng đường huyết và dần hình thành bệnh tiểu đường tuýp 2. (4)
Người bệnh béo phì có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn khoảng 10 lần so với người có trọng lượng cơ thể vừa phải.
1. Tỷ lệ mắc bệnh béo phì và tiểu đường loại 2
Khi tỷ lệ béo phì tăng lên nhanh thì tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng sẽ tăng theo. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thống kê, nếu năm 2000, tỷ lệ người bệnh tiểu đường trên toàn thế giới chỉ có 171 triệu người, dự đoán số này sẽ tăng lên 366 triệu vào năm 2030. Riêng tại Việt Nam hiện có hơn 5 triệu người bị tiểu đường. (5)
Người bệnh tiểu đường tuýp 2 đang tăng nhanh (đặc biệt ở các nước đang phát triển và các nước phát triển). Nguyên nhân do dân số các nước đang phát triển chuyển sang lối sống giàu có hơn với chế độ ăn uống ít dưỡng chất, không lành mạnh, ít hoạt động thể chất nên dễ thừa cân, béo phì dẫn đến bệnh tiểu đường.
2. Có phải tất cả mọi người bị béo phì phát triển bệnh tiểu đường?
Người bệnh béo phì có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao gấp 6 lần so với những người có cân nặng khỏe mạnh. Nhưng không phải người bệnh béo phì nào cũng sẽ mắc bệnh tiểu đường. Một số người bệnh béo phì sản xuất nhiều insulin hơn mà không làm quá tải tuyến tụy.
Phát hiện béo phì bằng chỉ số BMI
Để phát hiện béo phì bằng chỉ số BMI, người bệnh có thể tự tính BMI để theo dõi tình trạng cân nặng, kiểm soát, duy trì mức cân nặng phù hợp tránh thừa cân, béo phì ảnh hưởng sức khỏe. Công thức tính chỉ số BMI béo phì cho người châu Á theo đánh giá tiêu chuẩn của WHO – Tổ chức y tế thế giới và IDI & WPRO được xác định như sau: BMI = Trọng lượng cơ thể /(chiều cao)².
Phân loại | WHO BMI (Kg/m²) |
Thiếu cân | Dưới 18.5 |
Bình thường | 18.5 – 22.9 |
Thừa cân | 23 – 24.9 |
Béo phì độ I | 25 – 29.9 |
Béo phì độ II | >=30 |
Dựa theo thang phân loại IDI & WPRO thì chỉ số BMI lý tưởng nhất cho người Việt Nam từ 18.5 – 22.9. Ngoài ra, bạn cũng có thể tính cân nặng, chiều cao của mình theo cách sau:
- Cân nặng lý tưởng = (Số lẻ chiều cao (tính bằng cm) x 9)/10
- Mức cân tối đa = Bằng số lẻ chiều cao (tính bằng cm)
- Mức cân tối thiểu = (Số lẻ chiều cao (tính bằng cm) x 8)/10
Từ đó dựa vào số lẻ của chiều cao có thể đánh giá được mức cân nặng tối đa dành cho cơ thể. Nếu như cân nặng vượt qua mức tối đa là thừa cân.
Những người béo phì có nguy cơ cao bệnh tiểu đường, do đó nên hạn chế biến chứng bằng cách: có chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ, giàu vitamin (rau xanh, trái cây tươi), hạn chế ăn mỡ, phủ tạng động vật, hạn chế đồ ăn vặt, ít dùng thức ăn nhanh, ăn bữa tối ít năng lượng.
Đối với dân số châu Á, mặc dù chỉ số BMI không cao như người châu Âu, tuy nhiên có tình trạng tích trữ mỡ tạng thể hiện qua tình trạng béo bụng. Vì vậy, nếu chỉ số vòng bụng > 90 cm đối với nam, > 80 cm đối với nữ, cũng sẽ tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch, tiểu đường.
Điều trị tiểu đường cho người béo phì
Việc điều trị đái tháo đường ở người béo phì cần ưu tiên các thuốc có cơ chế chống lại tình trạng đề kháng insulin hoặc thuốc có khả năng giảm cân, để giúp người bệnh giảm được cân nặng thừa từ đó đường huyết dễ kiểm soát hơn. Các thuốc điều trị tiểu đường cho người béo phì thường dùng như: metformin, thuốc SGLT2i, thuốc đồng vận GLP1,…
Người bệnh béo phì nên giảm cân để giúp giảm các tế bào mỡ, giảm tình trạng kháng insulin, chuyển hóa đường tốt hơn. Nếu người bệnh giảm được từ 5% – 10% trọng lượng cơ thể ban đầu sẽ kiểm soát được sự tăng đường huyết tốt hơn. Để điều trị tiểu đường cho người béo phì, người bệnh nên áp dụng các cách sau để cải thiện tình trạng bệnh:
- Hạn chế tăng cân ngoài ý muốn, có chế độ ăn hợp lý cho người bệnh tiểu đường.
- Nên sử dụng các thực phẩm: chứa nhiều chất xơ, các loại rau xanh, trái cây tươi.
- Tránh các thức ăn có nhiều đường, giàu tinh bột, các chất kích thích như: thuốc lá, rượu, bia,…
- Tập thể dục thể thao thường xuyên như: đạp xe, cầu lông, bơi lội,… để nhanh chóng có thể tiêu hao bớt đi lượng mỡ dư thừa.
- Tuân thủ nghiêm phác đồ hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường của bác sĩ.
- Dù chưa bệnh tiểu đường, nhưng người béo phì vẫn thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ bệnh tiểu đường cao nhất do cơ thể kháng insulin. Vì vậy, người béo phì cần có kế hoạch ăn uống điều độ kết hợp luyện tập hợp lý để điều chỉnh cân nặng, ngừa bệnh tiểu đường hiệu quả hơn.
-
Tập thể dục mỗi ngày giúp tăng cường sức đề kháng, góp phần giảm cân hiệu quả, an toàn. Béo phì cũng càng phổ biến ở người bệnh tiểu đường tuýp 1. Với người bệnh tiểu đường tuýp 1 cần tiếp tục sử dụng insulin, giảm lượng calo từ 500 – 700 kcal/ngày để giúp giảm cân. Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo, người lớn nên hoạt động thể chất vừa phải như: aerobic, đi bộ nhanh,… từ 150 phút/tuần để tăng cường sức đề kháng tốt hơn. Nếu người bệnh tiểu đường tuýp 1 mới bắt đầu chế độ tập thể dục mới hoặc giảm lượng calo cần theo dõi chặt chẽ để tránh hạ đường huyết đột ngột nguy hiểm đến sức khỏe.