Mùa hè nóng nực có thể là một thách thức lớn cho những người mắc bệnh tiểu đường. Nhiệt độ cao, không khí oi bức không chỉ gây khó khăn trong việc kiểm soát đường huyết mà còn ảnh hưởng không nhỏ đến khẩu vị của bạn. Vậy người bệnh tiểu đường nên ăn gì vào mùa hè? Dưới đây là gợi ý về 10 loại thực phẩm tốt nhất mà người bệnh tiểu đường nên bổ sung trong chế độ ăn hàng ngày khi hè về.
1. Dưa hấu nên có mặt trong chế độ ăn cho người tiểu đường vào mùa hè
Tươi, ngon và mọng nước – dưa hấu chính hương vị mà chúng ta luôn khao khát được thưởng thức trong những ngày hè oi nóng.
Các chất chống oxy hóa, chống viêm trong dưa hấu có thể làm giảm nguy cơ mắc biến chứng của bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch và viêm khớp. Dưa hấu cũng chứa nhiều vitamin A, C, các chất chống oxy hoá lycopene, kali,…rất tốt cho cơ thể. Hơn nữa, vị ngọt của dưa hấu cũng rất phù hợp với chế độ ăn kiêng dành cho người bệnh tiểu đường.
Tuy có nhiều lợi ích, nhưng dưa hấu cũng khá ngọt, có chỉ số đường huyết thực phẩm GI khá cao (> 70) nên dễ làm tăng đường huyết sau ăn. Chính vì lý do này mà người bệnh tiểu đường hàng ngày chỉ nên ăn từ 1 – 2 lần dưa hấu, theo quy tắc nắm được trong lòng bàn tay.
Ăn dưa hấu vừa phải rất tốt cho người tiểu đường
2. Dưa leo giàu dinh dưỡng, rất phù hợp với chế độ ăn tiểu đường
Giúp thanh nhiệt và giàu dinh dưỡng là tất cả những gì mà loại rau củ đa năng như dưa leo nên có mặt trong ẩm thực ngày hè của người bệnh tiểu đường.
Một lát dưa leo chỉ có 16 calo và 4 gam carbohydrat nên ăn dưa leo không gây tăng đường huyết. Vỏ và hạt dưa leo rất giàu dinh dưỡng, thậm chí còn nhiều hơn phần thịt quả, do đó không nên bỏ vỏ khi ăn dưa leo.
Ngoài việc chế biến dưa leo thành món ăn, bạn cũng có thể biến tấu dưa leo thành nước ép với một vài lát chanh tươi hay bạc hà.
3. Mận tím là nguồn bổ sung vitamin tuyệt vời cho người bệnh tiểu đường
Một trong những trái cây ngon nhất của mùa hè với hương vị tự nhiên và độc đáo, mận là một loại quả bổ dưỡng và rất thích hợp với chế độ ăn uống cho bệnh tiểu đường và kiểm soát cân nặng.
Mận rất giàu vitamin A và C, chứa rất ít chất béo và không chứa cholesterol. Mận có thể là nguồn bổ sung tuyệt vời cho món salad trát cây, các món tránh miệng đông lạnh, sữa chua hoặc nước sốt trong các loại bánh ngọt dành cho người tiểu đường.
4. Rau cải bó xôi (rau chân vịt) giúp ổn định đường huyết khi bị tiểu đường
Lợi ích dinh dưỡng của cải bó xôi dành cho những người có hoặc không có bệnh tiểu đường là không thể phủ nhận. Với màu lá xanh đậm và thân cây màu đỏ, tím hoặc vàng phản ánh sự phong phú của các dưỡng chất thực vật cung cấp các lợi ích chống oxy hóa và chống viêm.
Các nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng cải bó xôi có những lợi ích đặc biệt cho việc điều chỉnh lượng đường trong máu. Axit xi-rô – một trong flavonoid trong cải bó xôi có khả năng ức chế hoạt động của một enzym gọi là alpha-glucosidase (enzyme phân hủy carbohydrate thành đường đơn). Khi enzym này bị ức chế, carbohyrat bị phân hủy ít hơn và lượng đường trong máu ở mức cân bằng. Hơn nữa, rau cải bó xôi cũng rất giàu chất xơ hòa tan, giúp ổn định lượng đường trong máu bằng cách điều chỉnh tốc độ tiêu hóa và hấp thu.
Rau cải bó xôi mang đến vô vàn công dụng cho người tiểu đường
5. Cà tím giàu chất xơ và vitamin, giúp giảm mỡ máu
Cà tím là một nguồn tuyệt vời của chất xơ và mangan. Cà tím cũng giàu vitamin K, magie, vitamin C, vitamin B6, folate và niacin. Các nhà nghiên cứu tại Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đã phát hiện ra axit chlorogenic – một chất chống oxy hoá chủ đạo trong cà tím cũng có thể làm giảm cholesterol LDL.
6. Cà chua giảm nguy cơ biến chứng của tiểu đường
Cà chua dù là ăn sống hay nấu chín đều là nguồn cung cấp nhiều lợi ích cho sức khoẻ – đặc biệt là giảm nguy cơ biến chứng của bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch. Hàm lượng calo thấp (1 bát chỉ có 32 calo và 7g carbohyrat). Các chất dinh dưỡng quan trọng khác trong cà chua bao gồm lycopene, kali, vitamin B6, vitamin C, vitamin A, folate, chất xơ ăn kiêng, mangan, magiê, niacin và vitamin E.
7. Bí ngòi chứa nhiều pectin, giúp ổn định đường huyết
Bí ngòi cung cấp một lượng chất xơ đáng kể như pectin, rất có lợi trong việc điều chỉnh lượng đường trong máu, bảo vệ chống lại sự khởi phát của bệnh đái tháo đường type 2. Ngoài ra, bí ngòi còn là nguồn cung cấp các vitamin nhóm B gồm B6, B1, B2, B3 và các chất dinh dưỡng khác như folate, cholin, kẽm và magiê, axit béo omega-3.
8. Cá hồng – thực phẩm giàu đạm và chất béo tốt cho cơ thể
Thịt cá hồng có vị ngọt và săn chắc. Sau đây là 5 lý do để kết hợp cá hồng vào chế độ ăn uống cho bệnh tiểu đường: giàu axit béo omega-3, cung cấp ít calo hơn các loại thịt khác, nguồn protein tốt, chứa nhiều vitamin B12, giúp duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh.
Cá hồng là món ăn ngon, bổ rẻ mà người bệnh tiểu đường chớ nên bỏ qua
9. Đậu cove giúp kiểm soát tốt lượng glucose trong cơ thể
Đậu cove (green pea) chứa nhiều các chất chống oxy hoá như lutein và beta-carotene, giá trị dinh dưỡng của chúng tương đương với các loại rau màu sáng khác.
Đậu cove là một nguồn cung cấp vitamin C, vitamin A và vitamin K tuyệt vời cho cơ thể. Chúng tạo ra một lượng calo thấp thích hợp cho bất kỳ món ăn nào như xào, hấp, luộc,… Một cốc đậu chỉ có 44 calo, 10 gam carbohydrat và khoảng 4 gram chất xơ – rất quan trọng cho việc tiêu hóa và kiểm soát lượng glucose.
10. Ớt chuông rất thích hợp với chế độ ăn cho người tiểu đường
Ớt chuông là một món ăn bổ dưỡng cho bữa ăn. Ớt chuông chứa nhiều vitamin C, thiamine, vitamin B6, beta-carotene và folic acid. Một tách ớt tươi có khoảng 28 calo và 6 gram carb, rất thích hợp với kế hoạch ăn kiêng trong quản lý bệnh tiểu đường hoặc giảm cân.
Như vậy, top 10 siêu thực phẩm cho người tiểu đường vào mùa hè đã được bật mí. Giờ thì bạn đã có thể đơn giản hơn rất nhiều khi tự tay chuẩn bị bữa ăn cho chính mình!
Ds. Phương Linh
Tham khảo: http://vkool.com/drinks-for-diabetics/