Đối phó với tiểu đường

PHÂN LOẠI TIỂU ĐƯỜNG

Tiểu đường type 1: thường gặp ở người trẻ dưới 30 tuổi, do mắc bệnh tự miễn dịch, khiến các tế bào tụy bị phá hủy, không sản xuất được Insulin.  Triệu chứng lâm sàng xuất hiện rầm rộ khát nhiều, uống nhiều, ăn nhiều, sụt cân và mệt mỏi. Khoảng 5-10% bệnh nhân tiểu đường là type 1. Biến chứng cấp hay gặp là hôn mê do nhiễm toan ceton. Điều trị bắt buộc bằng Insulin.

Tiểu đường type 2: thường gặp ở người lớn và có tính di truyền, xảy ra do sự kháng insulin của tế bào. Triệu chứng lâm sàng âm thầm, thường phát hiện muộn khi đã có biến chứng. Khoảng 90-95% bệnh nhân tiểu đường là tiểu đường type 2. Biến chứng cấp hay gặp là hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu. Có thể điều trị bằng điều chỉnh ăn uống, luyện tập kèm kết hợp uống hoặc tiêm thuốc.

Tiểu đường thai kỳ: xảy ra do nhau thai sinh ra hormone giúp ổn định thai nhi, nhưng lại gây kháng Insulin, khiến tụy phải tăng tiết insulin để bù lại. Tuy nhiên, một số trường hợp tụy không tăng tiết được insulin sẽ gây ra hiện tượng tăng đường huyết thai kỳ.

YẾU TỐ NGUY CƠ

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường type 1 gồm:

  • Tiền sử gia đình có người mắc tiểu đường type 1
  • Yếu tố môi trường: tiếp xúc với môi trường có virus gây bệnh.
  • Ăn uống: thiếu vitamin D, uống sữa bò và ăn ngũ cốc nhiều.
  • Cơ thể có tự kháng thể.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường type 2 gồm:

  • Béo phì: làm giảm nhạy cảm của tế bào với Insulin.
  • Lười vân động: khiến cơ thể tiêu thụ ít đường và tế bào dần kém nhạy cảm với Insulin hơn.
  • Yếu tố gia đình có người mắc tiểu đường
  • Tuổi: người già có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn người trẻ, có thể do lười vận động, cơ giảm và béo phì.
  • Bị tiểu đường thai kỳ: sẽ có nguy cơ mắc tiểu đường khi về già.
  • Huyết áp cao
  • Mỡ máu cao.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ:

  • Tuổi: tuổi càng cao thì nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ càng lớn.
  • Tiền sử gia đình có người mắc tiểu đường hoặc từng bị tiền tiểu đường.
  • Thai nhi quá lớn.
  • Béo phì

PHÒNG NGỪA

Tiểu đường Type 1 là không thể phòng ngừa, tuy nhiên với chế độ ăn uống, luyện tập và sử dụng thuốc hợp lý sẽ giúp ổn định sức khỏe.

Tiểu đường Type 2 và tiểu đường thai kỳ có thể phòng ngừa bằng cách:

  • Ăn uống khoa học: lựa chọn thức ăn ít chất béo và calo, nhiều chất xơ  như hoa quả, rau sạch và ngũ cốc.
  • Luyện tập đều đặn: 30 phút mỗi ngày.
  • Kiểm soát cân nặng.

Sản Phẩm Liên Quan