Tiểu đường thai kỳ là căn bệnh nguy hiểm mà không bà mẹ mang thai nào mong muốn nhưng lại có thể xảy đến với bất kỳ phụ nữ nào. Trong thời kỳ mang bầu, nhau thai tạo ra các loại nội tiết tố giúp thai nhi phát triển. Những nội tiết tố này lại vô tình gây ra một số tác động xấu đến insulin, dẫn đến tình trạng rối loạn nội tiết tố và hậu quả là gây ra đái tháo đường thai kỳ.
1. Tiểu đường thai kỳ là bệnh gì?
Tiểu đường thai kỳ là bệnh lý gây ra bởi sự rối loạn lượng đường trong máu trong thời kỳ mang thai. Đây được xem là bệnh thường gặp ở mẹ bầu. Tuy nhiên, bệnh chỉ phát triển mạnh trong thời gian mang thai và sẽ biến mất sau khi sinh. Nghiên cứu cho thấy, có khoảng 2% đến 10% phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ.
1.1. Vì sao mẹ bầu dễ bị tiểu đường thai kỳ
Trong giai đoạn bầu bí, chính vì nhu cầu năng lượng tăng cao nên cơ thể bạn đòi hỏi lượng đường nhiều hơn. Tuy nhiên, cơ thể thai phụ có thể tự điều tiết sản xuất thêm lượng insulin để giải quyết lượng đường tăng cao trong thời gian mang thai. Song trên thực tế, không phải bà mẹ nào cũng được thuận lợi như vậy.
Mặt khác, trong thời kỳ mang bầu, nhau thai tạo ra các loại nội tiết tố giúp thai nhi phát triển. Những nội tiết tố này lại vô tình gây ra một số tác động xấu đến insulin, dẫn đến tình trạng rối loạn nội tiết tố và hậu quả là gây ra đái tháo đường thai kỳ.
1.2. Biểu hiện của bệnh đái tháo đường thai kỳ
Bệnh đái tháo đường thai kỳ diễn ra một cách thầm lặng. Thông thường thai phụ không biết mình mắc bệnh cho đến khi đi khám thai định kỳ và bác sĩ cho làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ.
chi-so-tieu-duong-thai-ky-nguy-hiem-nhu-nao-doi-voi-thai-nhi-1
Bệnh nhân tiểu đường thai kỳ thường cảm thấy khát nước, mệt mỏi và đi tiểu nhiều lần
Tuy nhiên, bạn có thể nhận ra một vài biểu hiện tiểu đường thai kỳ sau đây:
Cảm thấy thường xuyên khát nước, hay thức giấc giữa đêm để uống nước;
Đi tiểu nhiều lần trong ngày và lượng nước tiểu cũng nhiều hơn so với các thai phụ khác;
Khi bị trầy xước, vết thương sẽ rất lâu lành;
Dễ bị nhiễm nấm ở vùng kín, dùng thuốc trị nấm thông thường không hiệu quả.
Dấu hiệu sụt cân, mệt mỏi, thiếu sức sống.
1.3. Đối tượng cần kiểm tra chỉ số tiểu đường thai kỳ
Nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ sẽ cao hơn nếu thai phụ có một trong những yếu tố dưới đây:
Mang thai khi đã ngoài tuổi 30;
Tiền sử gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường type 2.
Tiền sử bản thân đã bị tiểu đường thai kỳ trong lần mang thai trước.
Thừa cân, béo phì trước và trong khi mang thai.
Đứa con trước nặng hơn 4,1 kg.
Nếu như mức insulin và chỉ số tiểu đường thai kỳ đều ở giới hạn an toàn thì bạn không nằm trong nhóm mắc đái tháo đường thai kỳ.
XEM THÊM:
Những lưu ý khi điều trị tiểu đường thai kỳ
Tiểu đường thai kỳ và những câu hỏi thường gặp
Chỉ số đường huyết bao nhiêu là bị tiểu đường thai kỳ?
2. Chỉ số tiểu đường thai kỳ như thế nào là bình thường?
Kết quả bình thường glucose máu ở sản phụ:
Lúc đói : ≤ 92 mg/dl (5.1 mmol/l)
Sau ăn 1 giờ: ≤ 180 mg/dl (10 mmol/l)
Sau 2 giờ : ≤ 153 mg/dl (8.5 mmol/l)
Đái tháo đường thai kỳ được chẩn đoán nếu có 2 kết quả bằng hay hơn giới hạn trên
Rối loạn dung nạp đường trong thai kỳ nếu có một kết quả bằng hay hơn giới hạn trên.