Béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một vùng cơ thể hay toàn thân gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Béo phì có liên quan nhiều tới yếu tố di truyền và và chế độ dinh dưỡng vận động hàng ngày. Để nhận biết các dấu hiệu của bệnh béo phì, chúng ta có thể dựa vào một số tiêu chí sau:
Nhận biết dấu hiệu sớm của bệnh béo phì
Theo dõi chỉ số khối của cơ thể:
Đánh giá tình trạng béo phì qua chỉ số BMI:
BMI là chỉ số được các bác sỹ và chuyên gia sức khỏe sử dụng để xác định tình trạng cơ thể của một người nào đó có bị béo phì, thừa cân hay không. Thông thường người ta thường dùng công thức này để đo mức độ béo phì
Công thức tính BMI như sau:
BMI = Cân nặng (kg)/ ( Chiều cao (m) * Chiều cao (m) )
Bảng đánh giá BMI:
Bảng đánh giá theo chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới(WHO) và dành riêng cho người châu Á ( IDI&WPRO): | ||
Phân loại | WHO BIM (kg/m2) | IDI & WpRO (kg/m2) |
Cân nặng thấp (gầy) | < 18,5 | < 18.5 |
Bình thường | 18,5 – 24,9 | 18,5 – 22,9 |
Thừa cân | 25 | 23 |
Tiền béo phì | 25 – 29,5 | 23 – 24,9 |
Béo phì độ I | 30 – 34,9 | 25 – 29,9 |
Béo phì độ II | 35 – 39,9 | 30 |
Béo phì độ III | 40 | 40 |
Một số lưu ý khi sử dụng công thức tính BMI:
- Chỉ số BMI không thể tính được lượng chất béo trong cơ thể – Yếu tố tiềm ẩn các nguy cơ liên quan dến sức khỏe trong tương lai.
- Chỉ số BMI sẽ không chính xác nếu bạn là vận động viên hoặc người tập thể hình (bởi các múi cơ luôn nặng hơn mỡ) và khi đó, chỉ số BMI của bạn sẽ nằm trong mức béo, rất béo. Nó cũng không chính xác với các bà bầu, đang cho con bú hay những người vừa ốm dậy.
Theo dõi vùng mỡ tập trung trên cơ thể
Mỡ tập trung nhiều quanh vùng eo lưng tạo nên dáng người “quả táo tàu” thường được gọi là béo “trung tâm”, kiểu phần trên hay béo kiểu dáng đàn ông và mỡ tập trung ở phần háng tao nên vóc người “hình quả lê” hay còn gọi là béo phần thấp hay kiểu dáng đàn bà.
Vậy nên bên cạnh tính chỉ số BMI, chúng ta còn có thể theo dõi thêm vòng bụng/mông, khi tỷ số này vượt quá 0.9 ở nam giới và 0.8 ở nữ giới thì càng có nguy cơ tăng huyết áp, tim mạch, bệnh tiểu đường.
Một số dấu hiệu khác của bệnh béo phì
- Thị lực kém . Béo phì ảnh hưởng nhiều đến thị lực của chúng ta. Lượng đường cao trong cơ thể làm tròng mắt bị giãn, làm giảm thị lực đáng kể. Ngoài ra, các dây thần kinh thị giác cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.
- Thường xuyên đói bụng. Do béo phì làm ngăn chặn glucose đi vào các tế bào, khi đó cơ thể sẽ không thể chuyển hóa thức ăn thành năng lượng cho chúng ta hoạt động hàng ngày. Do đó, cảm giác đói bụng diễn ra thường xuyên hơn.
- Viêm da. Do lượng đường cao trong cơ thể, khả năng bảo vệ bạn khỏi bệnh viêm da giảm xuống. Theo kết quả thống kê, chị em bị béo phì sẽ rất khó để phục hồi khi bị viêm nhiễm ở vùng “cô bé” và vùng thận.
- Tê chân tay. Lượng đường cao sẽ phá hoại các dây thần kinh và các mạch máu đem thức ăn để nuôi sống các dây thần kinh đó, vì vậy người béo phì dễ bị tay chân tay hơn người bình thường khác.
- Hay lẫn lộn và bối rối. Béo phì có ảnh hưởng tứoi sự nhanh nhẹn và độ tập trung. Vậy nên người béo phì thường hãy lẫn lộn và khó tập trung hơn người bình thường.
- Rối loạn cương dương. Có tới 35% đến 75% tỷ lệ nam giới béo phì bị rối loạn cương dương.
- Mệt mỏi. Người béo phì có những biểu hiện như mệt mỏi vì glucose sẽ không đi vào trong các tế bào cơ thể và tạo ra năng lượng mà chúng ta cần.
- Luôn khát nước. Biểu hiện thường thấy ở người bệnh béo phì, người bệnh còn bị khô miệng thường xuyên.
- Dễ cáu kỉnh. Người béo phì rất dễ cáu cho dù chuyện có nhỏ nhặt đến đâu.
Có rất nhiều triệu chứng khác nhau báo hiệu sớm bệnh béo phì và không phải người bị béo phì nào cũng có các triệu chứng như trên. Nếu phát hiện thấy mình có nhiều triệu chứng trùng hợp nghi ngờ béo phì, bạn hãy đến gặp bác sỹ để được tư vấn sớm nhé.
Béo phì cần điều trị sớm
Béo phì có nhiều tác động trực tiếp tới cuộc sống và sinh hoạt của người bệnh :