Các biện pháp chữa bệnh béo phì hiệu quả

Vì được coi là phái đẹp nên các chị em phụ nữ ngày nay đều rất chăm chút cho vẻ đẹp ngoại hình của mình. Thừa cân, béo phì, mỡ thừa tích tụ là nỗi ám ảnh của bao chị em nhất là chị em sau khi sinh em bé. Hiện nay, có nhiều phương pháp chữa bệnh béo phì giúp người bị béo phì thừa cân sớm lấy lại vóc dáng thon gọn. Tuy nhiên, lựa chọn phương pháp nào phù hợp và mang lại hiệu quả thật sự thì vẫn nhiều chị em băn khoăn, thắc mắc. Dưới đây là tổng hợp một số phương pháp chữa và điều trị bệnh béo phì.

Các biện pháp chữa bệnh béo phì hiệu quả 1

Nguyên nhân bệnh béo phì

Chủ yếu do chế độ dinh dưỡng, chế độ ăn thừa vượt quá nhu cầu hoặc do nếp sống làm việc tĩnh, ít tiêu hao năng lượng.

Yếu tố di truyền. Tăng tỷ lệ trẻ béo phì cao hơn ở những người có cha mẹ béo, tuy nhiên tỉ lệ này không cao.

Dấu hiệu sớm của bệnh béo phì

Béo phì là tình trạng tích lũy mỡ quá mức và không bình thường tại một số vùng của cơ thể hay toàn thân đến mức ảnh hưởng tới sức khỏe.

Hiện nay tình trạng thừa cân, béo phì đang tăng lên với tốc độ nhanh chóng. Đây thật sự là mối đe dọa tiềm ẩn trong tương lai. Béo phì không hề tốt cho sức khỏe của chúng ta, người càng béo thi tỷ lệ nguy cơ càng cao. Người bị béo phì thường có thân hình phì nộn, nặng nề … và có nguy cơ mắc nhiều bệnh như rối loạn lipit máu, tăng huyết áp, sỏi mật, đái tháo đường, xương khớp … và ung thư.

Dựa vào chỉ số khối cơ thể (BMI) người ta có thể phát hiện nguy cơ người bị béo phì. Do chỉ số khối bằng công thức : BMI = cân nặng / bình phương của chiều cao. Nếu BMI trên 25 là thừa cân và trên 30 là béo phì.

Những dấu hiệu nguy hiểm của bệnh béo phì

  • Thị lực kém. Béo phì có ảnh hưởng nhiều đến thị lực, lượng đường cao trong cơ thể khiến cho tròng mắt bị giãn, giảm thị lực, ảnh hưởng đến các dây thần kinh thị giác.
  • Thường xuyên đói bụng. Đó là do béo phì làm ngăn chặn glucose đi vào các tế bào , khi đó cơ thể sẽ không thể chuyển hóa các thức ăn thành năng lượng cho chúng ta hoạt động mỗi ngày.
  • Tê chân tay. Nồng độ đường cao trong cơ thể sẽ hủy hoại các dây thần kinh và các mạch máu đem thức ăn nuôi sống các dây thần kinh đó. Vì vậy, bạn thường xuyên bị tê ở chân tay.
  • Hãy lẫn lộn. Béo phì có ảnh hưởng đến độ tập trung và sự nhanh nhẹn của bạn. Vậy nên người bị béo phì thường hay lẫn lộn, thiếu tập trung.
  • Rối loạn cương dương. Xảy ra ở nam giới bị béo phì (35 – 75%)
  • Mệt mỏi, luôn khát nước và dễ nổi cáu.

Ảnh hưởng của béo phì tới cuộc sống

  • Mất thoái mái, thiếu tự tin. Người bị béo phì thường có cảm giác khó chịu, mệt mỏi, hay nhức đầu, tê buốt ở hai chân khiến cuộc sống không được thoải mái. Nhiều người mất tự tin vì thân hình quá khổ khác người của mình.
  • Giảm hiệu suất lao động. Do sự thiếu tập trung, cơ thể nặng nề khiến mọi vận động trở nên chậm chạp hơn. Hậu quả là giảm hiệu suất lao động hơn so với người bình thường.
  • Tỷ lệ bệnh tật cao. Béo phì làm tăng nguy cơ bệnh mạch vành, đái tháo đường. Phụ nữ mãn kinh tăng nguy cơ ung thư túi mật, ung thư vú, tử cung. Nam giới thì tăng khả năng rối loạn cương dương, ung thư thận, tuyến tiền liệt.
Ảnh hưởng của béo phì tới cuộc sống 1

Béo phì làm tăng nguy cơ bệnh tật

Các biện pháp chữa bệnh béo phì

Điều chỉnh chế độ ăn uống.

Đây là phương pháp đầu tiên mà người béo phì nên nghĩ đến và áp dụng. Đó là cách giảm calo, giảm mỡ và tăng cường thức ăn có khả năng giảm sinh năng lượng cho cơ thể. Năng lượng đưa vào thấp hơn nhu cầu sinh lý thì năng lượng thêm vào để tiêu dùng là năng lượng từ mô dự trữ. Khi không có thức ăn vào, năng lượng được rút ra từ mô dự trữ là 1500 – 3000 kcal.  Với cách tính này thì trọng lượng cơ thể sẽ giảm 1kg mỗi 5 ngày. Nếu giảm 0.5 – 1 kg/tuần là thích hợp.

Tuy nhiên, lượng calo dung nạp và cần giảm mỗi ngày ở mỗi bệnh nhân là không giống nhau. Cần dựa vào cân nặng, tuổi, tình hình sức khỏe bệnh nhân. Và cần hiểu rằng, tiết thực không phải là nhịn đói hoàn toàn bởi nhịn đói rất nguy hiểm.

Hoạt động thể lực và tập thể dục

Hoạt động thể lực và tập thể dục 1

Tập thể dục giúp tăng cường tiêu thụ năng lượng. Nên gia tăng hoạt động thể lục từ từ như tập thể dục 10-30 phút/ngày cho đến khi đạt 300 phút/tuần.

Các bài tập vận động có thể áp dụng như đi bộ, chạy bộ, đi xe đạp, bơi lội …

Những trường hợp quá béo, cơ thể quá nặng nề thì không nên tập thể dục vì dễ bị đau khớp, làm bệnh tim mạch thêm nặng. Tốt hết cần có bác sỹ tư vấn về chế độ tập luyện riêng.

Điều trị bằng thuốc.

Áp dụng khi các phương pháp thay đổi chế độ dinh dưỡng và vận động không có hiệu quả đặc biệt người có tiền sử gia đình bị đái tháo đường hoặc bệnh tim mạch.

Điều trị bằng thuốc được chỉ định bởi bác sỹ có kinh nghiệm trong việc sử dụng thuốc và hiểu rõ nguy cơ của các tác dụng phụ.

Điều trị bằng phẫu thuật.

Bệnh nhân và người gia đình cần ổn định về tâm lý và có thể tuân theo sự thay đổi lối sống. Bệnh nhân cần được các bác sỹ có kinh nghiệm và đội ngũ đa khoa chuyên nghiệp để đánh giá lợi ích và những nguy cơ của phẫu thuật.

Phẫu thuật không được áp dụng cho trẻ em trước tuổi vị thành niên, người đang mang thai hoặc cho con bú, những người có dự định mang thai sau 2 năm phẫu thuật, bệnh nhân không tuân thủ chế độ ăn uống và sinh hoạt, bệnh nhân bị rối loạn ăn uống mà chưa được giải quyết, rối loạn tâm thần chưa được điều trị …

Các phương pháp phòng ngừa bệnh béo phì

  • Béo phì ở trẻ em hoặc ở thiếu niên phải được chữa trị kịp thời, 30 – 50% trường hợp béo phì ở trẻ em và 80% ở thiếu niên kéo dài tới tuổi trường thành.
  • Càng phát hiện sóm thì việc chữa trị càng nhanh và đạt hiệu quả hơn. Đối với người trưởng thành, việc phòng ngừa béo phì đặc biệt nhắm vào người có nguy cơ thừa cân cao, người ở thể trạng tăng cân, tăng cân quá nhanh và cuối cùng là các chủ thể có khuynh hướng tăng cân.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống và tạo thói quen có vận động hợp lý. Người đang bị béo phì và thừa cân thì cần tham khảo ý kiến bác sỹ để có chế độ vận động riêng. Có thể tự học cách đi bộ ít nhất 5 lần mỗi tuần, đi bộ ít nhất khoảng 3km để máu được tuần hoàn và lượng mỡ thừa được đốt cháy hiệu quả.
  • Không nên nhịn ăn đặc biệt là nhịn ăn sáng vì khi nhịn ăn cơ thể sẽ tự kích thích nhu cầu cân được bù đắp năng lượng bị thiếu. Tốt hơn hết nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày và cắt bớt lượng thực phẩm đưa vào cơ thể trong từng bữa ăn nhỏ.
  • Ăn nhiều chất xơ và rau xanh. Chất xơ có nhiều trong trái cây, ngũ cốc, rau xanh.
  • Uống đủ nước mỗi ngày.

Tóm lại, thừa cân, béo phì có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe. Theo dõi cân nặng thường xuyên mỗi ngày để điều chỉnh chế độ ăn và vận động hợp lý. Giữ một cân nặng ổn định, giảm nguy cơ béo phì và nguy cơ của các bệnh liên quan.

Sản Phẩm Liên Quan