Có nhiều cách để định nghĩa thế nào là béo phì, định nghĩa đơn giản nhất béo phì là tình trạng có quá nhiều mỡ thừa trong cơ thể.
1. Định nghĩa béo phì:
Có nhiều cách để định nghĩa thế nào là béo phì, định nghĩa đơn giản nhất béo phì là tình trạng có quá nhiều mỡ thừa trong cơ thể.
Cách định nghĩa béo phì chính xác nhất là dựa vào chỉ số khối cơ thể BMI.
– Công thức tính BMI: BMI = Cân nặng (kg) / [chiều cao (mét) x chiều cao (mét)]
Phân loại |
BMI (kg/m2) |
Gầy |
<18.5 |
Bình thường |
18.5 – 24.9 |
Béo phì độ I |
25 – 29.9 |
Béo phì độ II |
30 – 39.9 |
Béo phì độ III |
>40 |
Như vậy những người có chỉ số BMI trên 25 được coi là béo phì.
Người có chỉ số BMI trên 25 được xem là bị béo phì
2. Nguyên nhân gây béo phì:
Mặc dù có những ảnh hưởng của di truyền, lối sống và nội tiết tố tác động lên việc thừa cân, nhưng hầu như béo phì xảy ra khi chúng ta nạp nhiều calo hơn là đốt cháy thông qua tập thể dục và các hoạt động bình thường hàng ngày. Cơ thể của chúng ta lưu trữ những calo dư thừa ở dạng mỡ thừa, chất béo.
Béo phì đôi khi có thể xuất phát từ nguyên nhân bệnh lý, chẳng hạn như hội chứng Prader-Willi, hội chứng Cushing, và các bệnh khác. Tuy nhiên, những hội chứng này rất hiếm và, nói chung, các nguyên nhân chính của bệnh béo phì là:
– Không hoạt động: Nếu bạn ít hoạt động, bạn sẽ không đốt cháy nhiều calo. Với một lối sống ít vận động, bạn có thể dễ dàng tích trữ nhiều calo mỗi ngày so với bạn tiêu thụ thông qua tập thể dục và các hoạt động bình thường hàng ngày.
– Chế độ ăn uống và thói quen ăn uống không lành mạnh: Tăng cân là không thể tránh khỏi nếu bạn thường xuyên ăn nhiều calo hơn bạn đốt cháy.
* Các yếu tố khác: Béo phì, thừa cân là thường là kết quả của nhiều yếu tố và các nguyên nhân khác nhau mà thành, bao gồm:
– Yếu tố di truyền: gen có thể quyết định lượng mỡ thừa mà chúng ta tạo thành, lưu trữ, và nơi mà chất béo phân phối trong cơ thể. Gen cũng đóng vai trò trong cách thức mà cơ thể chúng ta hấp thu thức ăn, và đốt cháy lượng thức ăn đó như thế nào thông qua tập các hoạt động.
– Lối sống của gia đình: Nếu bạn sống trong một gia đình mà bố, mẹ bạn đều bị béo phì thì nguy cơ bạn cũng bị béo phì là rất cao, điều này không phải do gen quy định mà là do xu hướng ăn uống tương tự mà bố, mẹ bạn tập cho bạn.
– Một số loại thuốc: một số thuốc chống trầm cảm, thuốc chống động kinh, thuốc tiểu đường, thuốc chống loạn thần, steroid và thuốc chẹn beta… có thể gây ra tình trạng béo phì.
– Tuổi tác: Béo phì có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, thậm chí ở trẻ nhỏ. Nhưng khi bạn có tuổi, những thay đổi nội tiết tố và một lối sống ít hoạt động làm tăng nguy cơ béo phì. Ngoài ra, số lượng cơ bắp trong cơ thể của bạn có xu hướng giảm theo tuổi tác. Khối lượng cơ thấp này dẫn đến giảm sự trao đổi chất. Những thay đổi này cũng làm giảm nhu cầu calo. Nếu bạn không có ý thức kiểm soát những gì bạn ăn và hoạt động thể thao ít hơn khi bạn có tuổi, bạn sẽ có khả năng tăng cân.
– Mang thai: Trong thời gian mang thai, trọng lượng của người phụ nữ tăng là điều bắt buộc. Một số phụ nữ thấy trọng lượng này rất khó để mất sau khi em bé được sinh ra.
– Bỏ hút thuốc: Bỏ thuốc lá thường được gắn liền với tăng cân. Và đối với một số người, nó có thể dẫn đến tăng cân dẫn đến người đó trở nên béo phì. Về lâu dài, tuy nhiên, bỏ hút thuốc vẫn là một lợi ích lớn hơn cho sức khỏe của bạn hơn là tiếp tục hút thuốc.
– Thiếu ngủ: Không ngủ đủ giấc hoặc ngủ quá nhiều có thể gây ra những thay đổi trong kích thích tố làm tăng sự thèm ăn của bạn. Bạn cũng có thể thèm các thực phẩm giàu calo và carbohydrate, có thể góp phần vào việc tăng cân.
Thậm chí nếu bạn có một hoặc nhiều hơn các yếu tố nguy cơ, nó không có nghĩa là bạn đang định để trở nên béo phì. Bạn có thể chống lại hầu hết các yếu tố nguy cơ thông qua chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập thể dục, và thay đổi hành vi.
3. Các phương pháp giảm cân chống béo phì:
– Thay đổi chế độ ăn uống
– Tập thể dục và các hoạt động thể thao.
– Thay đổi hành vi, lối sống
– Sử dụng thực phẩm chức năng giảm cân, thuốc giảm cân
3.1. Thay đổi chế độ ăn uống:
Giảm calo và tập thói quen ăn uống lành mạnh là rất quan trọng để khắc phục béo phì, thừa cân..
Thiết lập một chương trình giảm cân toàn diện ít nhất sáu tháng và duy trì chương trình trong ít nhất một năm để tăng tỉ lệ thành công của việc giảm cân.
Rau củ quả chứa năng lượng thấp hơn nhưng lại gây cảm giác no hơn
Không có chế độ ăn uống giảm cân tốt nhất. Thay đổi chế độ ăn uống để điều trị béo phì, thừa cân bao gồm:
– Cắt giảm lượng calo: Chìa khóa để giảm cân là cắt giảm lượng calo đưa vào. Bạn có thể xem lại thói quen ăn uống hằng ngày của bạn để xem bình thường có bao nhiêu calo bạn tiêu thụ và chỗ nào bạn có thể cắt giảm lượng calo đó. Bạn và bác sĩ có thể quyết định lượng calo bạn cần có trong mỗi ngày nhưng một lượng điển hình là 1.200 đến 1.500 calo cho phụ nữ và 1.500 đến 1.800 nam giới.
– Cảm giác no khi lượng calo ít hơn: Một số loại thức ăn gây cảm giác đói hơn mặc dù chứa năng lượng cao hơn như bánh kẹo, chất béo, socola,… ngược lại một số loại thức ăn chứa năng lượng thấp hơn nhưng lại gây cảm giác no hơn như rau củ quả, những thực phẩm này gây cảm giác no cho bạn, khiến bạn hài lòng hơn về bữa ăn.
– Hạn chế một số loại thực phẩm: hạn chế ăn một số nhóm thực phẩm chứa carbohydrate năng lượng cao hoặc các thức ăn chứa chất béo no. Uống đồ uống không đường, và hạn chế những thức uống có đường.
3.2 Tăng cường tập luyện, vận động thể lực để đốt cháy năng lượng
– Giúp giảm cân, duy trì cân nặng lý tưởng.
– Giảm TC, TG, LDL-c và Tăng HDL-c.
– Góp phần kiểm soát tốt đường huyết và huyết áp.
– Thời gian tập luyện-vận động thể lực khoảng 60 đến 75 phút mỗi ngày, cường độ và thời gian tập tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe nhất là những người có bệnh lý huyết áp, mạch vành, suy tim…
Tăng cường vận động để tăng đốt cháy năng lượng