Tin hot: Tìm ra chất giống insulin ngăn ngừa tiểu đường có trong rau muống

Giảm cholesterol, ngăn ngừa ung thư, hỗ trợ điều trị tiểu đường, … là những công dụng bất ngờ cho sức khỏe từ rau muống – loại rau quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày của người Việt Nam.

Rau muống tốt cho người tiểu đường như thế nào?

Các nghiên cứu gần đây cho biết, trong loại rau muống tía có chứa một hợp chất có tác dụng tương tự như insulin – hormone giúp điều trị tiểu đường hiệu quả. Chính vì thế, rau muống được xem như thần dược dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, rau muống còn giúp giảm lượng cholesterol tự nhiên. Một nghiên cứu được tiến hành trên chuột đã chứng minh rau muống giúp hạn chế triglycoside (chỉ số mỡ máu). Rau muống chứa nhiều dinh dưỡng thiết yếu như vitamin A, C và beta-carotene. Chúng đóng vai trò quan trọng, giúp làm giảm các gốc tự do, chống oxy hóa cholesterol. Trên cơ sở đó, giúp giảm mỡ máu cao cho người tiểu đường.

Cùng với đó, rau muống rất giàu carotenoid, vitamin A và lutein, những dưỡng chất cần thiết giúp bảo vệ đôi mắt. Nó cũng làm tăng nồng độ glutathione, hợp chất đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể, vì thế tác dụng phòng ngừa biến chứng về mắt ở bệnh nhân tiểu đường. Ăn rau muống thường xuyên giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, thúc đẩy xương phát triển, góp phần tăng cường sức khỏe bằng cách trung hòa và loại bỏ độc tố.

Với hàm lượng glucid trong 100g rau muống là 2,1g; chất xơ là 1g; lượng rau người bệnh có thể dùng từ 300-500g/ngày hoặc số lượng 150-250g/ngày khi kết hợp cùng các rau khác.

Dưới đây là 3 món cực ngon chế biến từ rau muống người tiểu đường nên tham khảo:

  1. Rau muống xào tỏi

rau muống xào

– Rau muốngNguyên liệu:

– Tỏi

– Dầu oliu

– Gia vị

Cách làm:

Làm sạch rau muống rồi đem rửa sạch bằng nước, vớt ra rổ để nước được khô ráo.

Tỏi bóc sạch vỏ, đập nát.

Làm nóng chảo, cho ít dầu oliu vào tiếp đến cho tỏi vào phi thơm rồi cho nhanh rau muống vào, dùng đũa xào đều, tiếp đến nêm nếm gia vị cho vừa ăn, chờ rau muống chín mềm là có thể tắt bếp, cho ra đĩa và thưởng thức. Lưu ý khi xào rau muống nên để lửa lớn nhé, như vậy sẽ giữ được màu xanh đẹp mắt của rau.

  1. Gỏi rau muống

T7. goi rau

Nguyên liệu:

– Tôm sú 200g

– Thịt nạc 200g

– Rau muống non 500g

– Đường 50g

– Muối 1/2 muỗng cà phê, chanh 2 trái, nước mắm 1 muỗng cà phê, tỏi băm 1 muỗng cà phê, ớt băm 1/2 muỗng cà phê, đậu phộng rang, 1 muỗng xúp.

Cách làm:

– Tôm luộc bóc vỏ chừa đuôi. Thịt luộc chín cắt mỏng. Rau muống rửa sạch nhặt hết lá, thái sợi.

– Ngâm rau với nước có hai muỗng cà phê đường, 1 muỗng cà phê muối trong 20 phút cho rau dịu lại. Vớt ra để thật ráo.

– Pha nước cốt chanh với hai muỗng xúp đường, 1/2 muỗng muối, nước mắm, tỏi, ớt, khuấy tan đều.Trộn đều với rau muống, tôm, thịt với hỗn hợp nước gỏi.

– Bày gỏi ra dĩa rắc rau răm cắt nhỏ và đậu phộng giã nhuyễn lên mặt. Gỏi ăn với nước mắm pha chua ngọt và bánh phồng tôm.

  1. Canh rau muống nấu ngao

T7. nau ngao

Nguyên liệu:

– 1 bó rau muống.

– 300gr ngao.

– Gia vị.

Cách làm:

– Rau muống nhặt rửa sạch.

– Ngao ngâm, rửa cho thật sạch, cho vào nồi luộc.

– Ngao chín, cho rau muống vào, nêm gia vị vừa ăn.

– Đợi sôi lại cho rau chín, tắt bếp, ai ăn cay được thì cho thêm một ít ớt vào.

– Múc canh ra bát, dùng nóng.

Ngoài ra, để thực đơn thêm phong phú, người bệnh có thể chế biến một số món khác từ rau muống như: gỏi rau muống tôm thịt, nộm rau muống đậu phụ, canh chua rau muống,…
Ổn định đường huyết an toàn bằng cách nào?

Sản Phẩm Liên Quan