Hãy “Chạm vào các ngón chân” để biết bạn đã bị biến chứng tiểu đường hay chưa?

Khoảng 60 – 70% người tiểu đường có tổn thương bàn chân. Cơ chế bệnh ban đầu là sự mất cảm giác ở bàn chân do biến chứng bệnh đa dây thần kinh ngoại biên. Do đó, hãy chạm vào các đầu ngón chân để biết bạn bị biến chứng tiểu đường chưa theo cách sau.

  1. Giới thiệu về bài kiểm tra

“Chạm vào các ngón chân” là bài kiểm tra được thực hiện bằng cách chạm nhẹ tay vào các ngón chân của bạn, từ đó giúp bạn dễ dàng có những đánh giá nhanh nhất về tình trạng sức khỏe của mình, cụ thể hơn là mức độ biến chứng thần kinh ngoại vi do bệnh tiểu đường gây ra.

Tại sao cảm giác ở bàn chân lại quan trọng đối với người bệnh tiểu đường đến vậy? Bởi cảm giác đau hoặc nhói đau sẽ cho bạn biết sự cảnh báo về 1 phần cơ thể đang bị hư hại, có thể do bị phồng rộp, bị cắt phải,… Nếu bạn cảm thấy được, bạn sẽ nhanh chóng xử lý, điều trị vết thương. Nếu bạn bị mất cảm giác thì những vết thương nhỏ đó sẽ khó bị phát hiện và không được xử lý điều trị kịp thời làm tăng khả năng bị nhiệm trùng, lở loét dẫn đến phải cắt cụt chi.

Chú ý: Bài kiểm tra “chạm vào các ngón chân” không phải là kết quả thay thế. Bạn vẫn cần đi khám bác sĩ định kỳ để phát hiện các biến chứng tiểu đường

test bien chung ban chan

  1. Cách thức kiểm tra

CHÚ Ý QUAN TRỌNG KHI LÀM BÀI KIỂM TRA:

  • Chạm phải thật nhẹ nhàng (nhẹ như lông hồng), phải rất nhanh (1 – 2 giây): Không nhấn, không lắc, chọc hay cào lên da
  • Nếu người tiểu đường không có phản ứng thì đừng cố nhấn mạnh hơn vì họ đã không có cảm giác
  • Bạn chỉ được chạm vào mỗi ngón một lần duy nhất. Nếu không cảm thấy có phản ứng hoặc phản ứng sai thì không lặp lại lần hai.

Untitled

  1. Người tiểu đường bỏ giày dép, tháo tất (nếu có); ngồi duỗi thẳng chân lên ghế sofa hoặc giường
  2. Quy ước với người tiểu đường: Khi chạm chân có cảm giác thì nói “Có”, Không có cảm giác thì nói “Không”
  3. Yêu cầu người tiểu đường nhắm mắt và tập trung vào bài kiểm tra trong suốt quá trình kiểm tra
  4. Thông báo với người tiểu đường khi bạn chuẩn bị chạm và hỏi kết quả ngay khi bạn kết thúc bài kiểm tra
  5. Thực hiện thao tác chạm bằng ngón trỏ như hình
  6. Trong hình trên đã đánh thứ tự chạm từ 1 đến 6. Bạn thực hiện theo đúng thứ thự này.
  7. Bắt đầu chạm vào ngón chân đánh số 1.
  8. Nếu họ nói “Có” thì khoanh tròn vào ô phía trên trong bảng ghi kết quả (trên sơ đồ trên) và bỏ trống nếu họ không nói gì. (Bảng ghi kết quả được đánh tương ứng với ngón chân)
  9. Tiếp theo chuyển sang ngón 2 nếu tiếp tục nói bên phải thì khoanh tròn trên bảng kết quả của ngón 2. … tiếp theo là ngón 3 nếu họ nói trái thì khoanh tròn trên bảng kết quả của ngón 3 …..
  10. Tiếp tục cho đến khi chạm hết cả 6 ngón.

sua1Đọc kết quả

 Untitled123445 Nếu bạn cảm thấy 5 trong 6 ngón thì là cảm giác của bình thường (hình đi kèm là ví dụ 1 số trường hợp bình thường). Tuy nhiên bạn vẫn phải yêu cầu khám chân khi khám định kì (đây ko phải là kết quả thay thế được việc khám chân định kì)
 Screenshot_5 Nếu từ 2 ngón không có cảm giác trong 6 ngón thì bạn có dấu hiệu của việc mất cảm giác. Cần đi kiểm tra thêm bởi chuyên gia y tế (trong hình vẽ là 1 số ví dụ về trường hợp người không bình thường). Bạn cần gặp bác sĩ ngay để kiểm tra kỹ hơn về tình trạng bệnh của mình.

Hãy thực hiện bài kiểm tra nhanh chóng, đơn giản dưới đây hàng ngày để có thể kịp thời phát hiện biến chứng và có những liệu pháp điều trị phù hợp.

 

 

Sản Phẩm Liên Quan