Tiểu đường được ví như đại dịch của thế kỷ 21 với tốc độ gia tăng nhanh chóng. Bệnh không trừ một ai, kể cả người lớn và trẻ em, đặc biệt số người mắc bệnh đang ngày càng trẻ hóa. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể phòng ngừa bệnh tiểu đường với một lối sống lành mạnh.
Tiểu đường (đái tháo đường) cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn tới suy thận, mù lòa và tử vong do bệnh tim ở người lớn tuổi. Bệnh gây tổn thương từ nhẹ đến nghiêm trọng hệ thống thần kinh, mạch máu, dẫn đến nguy cơ phải đoạn chi. Trường đại học Harvard Mỹ cho biết, 9 trong số 10 trường hợp có thể phòng ngừa được bệnh tiểu đường nếu thực hiện các lời khuyên sau: kiểm soát cân nặng, tập thể dục nhiều hơn, ăn uống lành mạnh và từ bỏ thuốc lá.
Bệnh tiểu đường có thể được phòng ngừa?
Dựa vào sự thiếu hụt insuliin – hormon do tuyến tụy sản xuất có nhiệm vụ kiểm soát đường huyết, bệnh tiểu đường được phân thành 2 dạng chính. Tiểu đường type 1 xảy ra khi insuliin bị thiếu hụt tuyệt đối, và cho đến nay vẫn chưa có giải pháp ngăn ngừa sự phát triển của bệnh.
Còn đối với tiểu đường type 2 (chiếm hơn 95% trong các trường hợp mắc bệnh tiểu đường) chịu sự ảnh hưởng rất lớn từ lối sống, hành vi và môi trường xung quanh. Trái với tiểu đường type 1 khởi phát đột ngột, type 2 thường diễn tiến âm thầm trong nhiều năm cho đến khi được chẩn đoán. Do đó, ở những đối tượng có nguy cơ cao vẫn có cơ hội để đảo ngược tiến trình phát triển của bệnh, ngay cả ở những người được chẩn đoán mắc tiền tiểu đường.
Bạn hoàn toàn có khả năng phòng ngừa bệnh tiểu đường ngay từ sớm
Dưới đây là hướng dẫn từ trường Đại học Harvard Mỹ các giải pháp giúp phòng chống bệnh tiểu đường type 2.
Kiểm soát cân nặng – chiến lược đầu tiên giúp tránh xa bệnh tiểu đường
Cân nặng là yếu tố nguy cơ chính dẫn tới bệnh tiểu đường type 2. Bởi dư thừa chất béo trong cơ thể làm tăng nguy cơ đề kháng insuliin. Nhiều nghiên cứu cho biết, những người thừa cân có nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường type 2 gấp 7 lần, và béo phì từ 20 – 40 lần so với người bình thường.
Để đánh giá được bạn có bị thừa cân hay không, tổ chức y tế WHO đưa ra công thức tính chỉ số BMI = (trọng lượng cơ thể)/(chiều cao x chiều cao). Trong đó cân nặng tính bằng kg, chiều cao bằng met.
Theo đó, chỉ số BMI lý tưởng của người Việt Nam nên đạt được trung bình cho cả nam lẫn nữ từ 18.5 – 21.5. Nếu bạn vượt định mức này, nên tìm cách để giảm cân nặng xuống 5 – 10% so với trọng lượng hiện tại.
Sử dụng sớm Tpcn Hộ Tạng Đường là một giải pháp tự nhiên giúp phòng tránh sớm biến chứng tiểu đường, hỗ trợ ổn định đường huyết. Hãy gọi cho chúng tôi qua số: 0983.103.844 (trong giờ hành chính) để được tư vấn chi tiết.
Tăng cường luyện tập thể dục giảm tới 30% nguy cơ mắc tiểu đường
Các nhà khoa học so sánh, cứ hai giờ bạn xem truyền hình thay vì vận động sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường lên 20%, nó cũng làm tăng nguy cơ bị bệnh tim 15% và tăng tỷ lệ tử vong là 13%. Vì thế bạn cần sử dụng cơ bắp của mình thường xuyên hơn để làm tăng hoạt động của insuliin, giảm đề kháng insuliin và ngăn ngừa bệnh tiểu đường.
Đi bộ được coi là biện pháp tập luyện đơn giản nhưng mang lại nhiều lợi ích. Nhiều nghiên cứu cho thấy, đi bộ tích cực 30 phút mỗi ngày làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường đến 30%. Đặc biệt, đi bộ còn giúp ích rất tốt cho sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim.
Ngăn ngừa bệnh tiểu đường từ sớm với chế độ ăn, uống khoa học
1. Chọn ngũ cốc nguyên hạt và các sản phẩm từ ngũ cốc thay vì tinh bột tinh chế
Thức ăn giàu ngũ cốc nguyên hạt sẽ làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường ít hơn 30% so với chế độ ăn chứa nhiều tinh bột tinh chế. Các loại ngũ cốc chứa một lượng lớn chất xơ, có tác dụng làm chậm hấp thu đường sau ăn, do đó, làm giảm đường huyết. Bên cạnh đó, ngũ cốc cũng rất giàu vitamin, khoáng chất có lợi cho sức khỏe.
Ngược lại, các loại tinh bột đã được tinh chế, chẳng hạn như bánh mì trắng, gạo trắng, khoai tây nghiền, bánh rán, bánh mì tròn… đã loại bỏ bớt một phần chất xơ, vì vậy sẽ làm tăng đường huyết sau ăn, dẫn đến làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.
2. Bỏ qua đồ uống có đường, chọn nước lọc, cà phê không đường hoặc các loại trà thảo mộc
Các loại đồ uống, nước giải khát đóng chai chứa đường, có ga khi sử dụng thường xuyên sẽ làm tăng 83% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 so với những người ít uống hơn. Một số nghiên cứu cũng cho biết, trên thực tế, các loại nước ép trái cây không mang lại quá nhiều lợi ích cho vẻ đẹp của người phụ nữ mà còn làm tăng nguy cơ bị tiểu đường. Bởi khi xay thành dạng nước ép, chúng ta đã vô tình loại bỏ một lượng lớn chất xơ, khiến đường dễ được hấp thu, do đó, làm tăng nguy cơ bị thừa cân và béo phì. Thay vì xay ép, bạn nên sử dụng cả quả sẽ tốt hơn.
Lựa chọn nước khoáng (nước trắng) là tốt nhất cho sức khỏe. Chúng ta cũng có thể lựa chọn các loại trà thảo mộc thay nước uống hàng ngày để thêm độ thơm ngon cho đồ uống. Cà phê cũng là một lựa chọn tốt nếu bạn không cho thêm đường hoặc kem.
3. Lựa chọn chất béo tốt thay vì chất béo có hại
Chất béo tốt là những chất béo không bão hòa, tìm thấy trong các loại dầu thực vật dạng lỏng (dầu oliu, dầu hướng dương), trong các loại quả hạch (óc chó) có thể giúp tránh xa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2.
Ngược lại, những chất béo xấu như chất béo trans có nhiều trong bơ, thực phẩm chiên xào, đồ ăn nhanh, hoặc trên nhãn của các sản phẩm có chứa thành phần dầu thực vật hydro hóa một phần … vừa làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, vừa có ảnh hưởng xấu lên tim mạch.
4. Hạn chế thịt đỏ, thịt chế biến sẵn; chọn các loại thịt gia cầm hoặc cá
Ăn thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn, thịt cừu) và các loại thịt chế biến sẵn (thịt xông khói, xúc xích) làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, ngay cả những người tiêu thụ với số lượng nhỏ. Vậy tại sao tiêu thụ thịt đỏ lại làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường? Chuyên gia giải thích có thể trong hàm lượng của thịt đỏ chứa nhiều sắt đã làm giảm hoạt động của insuliin, mặc khác trong các sản phẩm chế biến sẵn có hàm lượng chất bảo quản cao cũng là nguyên nhân thúc đẩy hình thành bệnh tiểu đường. Chúng ta nên ăn nhiều các loại thịt gia cầm hoặc cá thay thế.
Từ bỏ thuốc lá và rượu
Hút thuốc không chỉ làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi, mà còn tăng 50% nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, những người thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá cho dù không hút trực tiếp cũng có kết quả tương tự.
Một lượng rượu đỏ vừa phải (1-2 ly mỗi ngày) có thể làm giảm nguy cơ tiến triển bệnh tiểu đường type 2. Tuy nhiên, kìm chế uống rượu lại là một điều khó thực hiện. Khi uống quá nhiều rượu, chúng ta sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường, cùng nhiều nguy cơ khác trên tim mạch và sức khỏe tổng thể nói chung.
Do đó, để đảm bảo cho sức khỏe, cũng như bảo vệ người thân, bạn nên tránh xa thuốc lá/khói thuốc lá và rượu, bia.
Sử dụng rượu đúng cách mới có thể phòng chống bệnh tiểu đường