Nguyên nhân trẻ béo phì, cách phòng và điều trị

Một cuộc khảo sát tình trạng dinh dưỡng ở khu vực Đông Nam Á (SEANUTS) đã diễn ra trong thời gian gần đây và nhận thấy, Việt Nam là đất nước có tỉ lệ trẻ béo phì cao nhất trong khu vực . Những trẻ mắc bệnh béo phì dễ có nguy cơ cao mắc các bệnh về tim mạch, bệnh thận, bệnh về đường mật, hay xương khớp…và điều dễ nhận thấy nhất không những ảnh hưởng về mặt thể chất mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển tâm sinh lí, tinh thần của trẻ. Vậy nguyên nhân trẻ béo phì, cách phòng và điều trị bệnh như thế nào?

Nguyên nhân trẻ béo phì, cách phòng và điều trị

Như thế nào được gọi là béo phì?

Thể trạng của một người được gọi là cân đối, thừa cân, thiếu cân, gầy hay béo phì … được tính đo bằng chỉ số BMI:

TÍNH CHỈ SỐ BMI = Cân nặng (kg) / ( Chiều cao(m)* Chiều cao(m))

Loading…

Trong đó:

 Bảng đánh giá theo chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới(WHO) và dành riêng cho người châu Á ( IDI&WPRO):
 Phân loại  WHO BMI (kg/m2)  IDI & WPRO BMI (kg/m2)
 Cân nặng thấp (gầy)  <18.5  <18.5
 Bình thường  18.5 – 24.9  18.5 – 22.9
 Thừa cân  25  23
 Tiền béo phì  25 – 29.9  23 – 24.9
 Béo phì độ I  30 – 34.9  25 – 29.9
 Béo phì độ II  35 – 39.9  30
 Béo phì độ III  40  40

Dựa vào cách tính chỉ số BMI phía trên và bảng dữ liệu đánh giá chúng ta có thể dễ dàng biết được trẻ có bị mắc bệnh béo phì hay không.

Nguyên nhân trẻ béo phì

  • Di truyền: nếu bố mẹ mắc bệnh béo phì thì con cái họ sẽ có khả năng mắc bệnh gấp 4 – 8 lần so với người bình thường.
  • Sai lầm trong cách chăm sóc chế độ dinh dưỡng của trẻ: cho trẻ ăn quá nhiều chất béo, đồ ăn nhanh, nước soda, ăn quá nhiều thức ăn trong ngày khiến dư thừa calo, ăn vặt nhiều….
  • Trẻ lười vận động, ham thích trò chơi điện tử, xem tivi.
  • Do ảnh hưởng của tâm lí: những trẻ bị trầm cảm, stress, có nguy cơ mắc bệnh béo phì cao hơn các trẻ bình thường.

Dự phòng và điều trị trẻ bị béo phì, cach phong benh beo phi o tre em

Cách phòng tránh

  • Hạn chế trẻ ăn vặt và các đồ ăn nhanh, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ … hãy cho trẻ ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi, cho trẻ uống nước hoa quả hoặc ăn hoa quả tươi thay cho việc trẻ uống các loại nước ngọt có gas.
  • Không để trẻ quá đói khiến trẻ ăn nhiều hơn vào bữa ăn sau, có thể cho trẻ ăn làm nhiều bữa mỗi bữa ăn một số lượng vừa phải.
  • Tránh việc khuyến khích, khen thưởng trẻ bằng các đồ ăn vì làm thế dễ khiến trẻ cảm thấy đó là điều thú vị và luôn cố gắng để được khen thưởng “đồ ăn”, dễ gây béo phì.
  • Hãy cùng trẻ tập thể dục thể thao, rủ trẻ cùng giúp bạn làm việc nhà, chơi với trẻ thay cho việc để trẻ chỉ ngồi một chỗ chơi điện tử hay xem tivi, điều này giúp trẻ vui vẻ khỏe mạnh hơn, giảm các chứng bệnh trầm cảm, stres, lười vận động …

Cách điều trị

  • Lập một bảng chế độ ăn hợp lí cho trẻ béo phì: hạn chế trẻ ăn đồ ăn nhiều đạm, đường, chất béo, tăng cường cho trẻ ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi, tìm hiểu sở thích của trẻ và tạo cho trẻ thói quen ăn nhiều thứ khác nhau, giúp trẻ không bị chán ăn.
  • Tránh xa các loại thức ăn đóng hộp, đồ ăn nhanh.
  • Cho trẻ uống nhiều nước, nước hoa quả thay vì nước ngọt có gas.
  • Cho trẻ ăn làm nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa ăn ít một tránh việc ăn quá nhiều một lúc khiến trẻ bị tích mỡ.
  • Nên dùng sữa gầy cho trẻ, hạn chế dùng sữa nguyên kem. Sữa đặc có đường cần được thay bằng sữa tươi hoặc sữa bột.
  • Nếu trẻ bị mắc bệnh béo phì quá nặng: nên tới bác sĩ khám và điều trị để bác sĩ đưa ra lời khuyên và thuốc giảm cân tốt nhất, tránh biến chứng xấu xảy ra cho trẻ, hoặc nếu tất cả các phương pháp trên đều không thành công thì đợi khi trẻ tới tuổi vị thành niên có thể đi phẫu thuật giảm béo phì.

Giảm cân là việc không phải dễ dàng gì, ngay cả người lớn chúng ta nhận thức được mà còn chưa thực hiện tốt chế độ dinh dưỡng tập luyện, vì thế nên tìm hiểu nguyên nhân trẻ béo phì, cách phòng và điều trị bệnh, giúp trẻ luôn khỏe mạnh, dẻo dai. Chúc các bé luôn khỏe mạnh.

Sản Phẩm Liên Quan